Trong công tác khảo sát địa hình thì nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ, giá trị và độ khó của khảo sát xây dựng được quy định trong phân cấp địa hình. Mỗi công việc trong khảo sát địa hình có những phân cấp khó khăn khác nhau. Bài viết này sẽ giải thích rõ cách xác định phân cấp địa hình trong khảo sát xây dựng nói chung và khảo sát địa hình nói riêng. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé
LIÊN HỆ ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 0903353137
Mục lục
Quy định phân cấp địa hình ở văn bản nào mới nhất
Bộ Xây Dựng ký ban hành thông tư 10/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, quy định về định mức xây dựng. Trong định mức này có quy định từng cấp khó khăn của địa hình ứng với từng công tác. Đây là văn bản chính thức nói về mức độ khó khăn trong khảo sát địa hình hay nói cách khác là cấp địa hình trong khảo sát xây dựng.
Cụ thể khó khăn của công tác sau đây:
- Công tác đo vẽ lập lưới khống chế mặt bằng
- Công tác đo khống chế cao
- Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình
- Công tác số hóa bản đồ
- Công tác đo vẽ bản đồ
Cách xác định phân cấp địa hình trong khảo sát xây dựng
Để xác định phân cấp địa hình trong khảo sát địa hình, bạn có thể tham khảo các thông tin sau
Phân cấp địa hình trong đo đạc lưới khống chế toạ độ
Trong lưới khống chế toạ độ mặt bằng có các cấp hạng lưới toạ độ sau:
- Lưới tam giác hạng IV
- Lưới đường chuyền hạng IV
- Lưới giải tích cấp 1
- Lưới giải tích cấp 2
- Lưới toạ độ đường chuyền cấp 1
- Lưới toạ độ đường chuyền cấp 2
Các công việc của công tác lập lưới khống chế toạ độ như sau:
– Nhận nhiệm vụ, đi thực địa, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị.
– Chọn điểm, định hướng. Xác định vị trí điểm lần cuối.
– Đúc mốc bê tông.
– Vận chuyển nội bộ công trình để rải mốc bê tông.
– Chôn, xây mốc khống chế các loại. Đào rãnh bảo vệ mốc, đánh dấu mốc.
– Đo chiều dài đường đáy, cạnh đáy.
– Đo góc, đo cạnh lưới khống chế.
– Khôi phục, tu bổ mốc sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp.
– Bình sai lưới khống chế mặt bằng khu vực.
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Nghiệm thu bàn giao.
Phân cấp địa hình trong thành lập lưới toạ độ
Địa hình cấp 1 là gì
– Vùng đồng bằng địa hình đơn giản, dân cư thưa thớt, hướng ngắm không bị vướng.
– Vùng trung du, đồi thấp sườn rất thoải và độ cao thấp dưới 20m chủ yếu là đồi trọc, không ảnh hưởng đến hướng ngắm.
Địa hình cấp 2 là gì
– Vùng đồng bằng địa hình tương đối đơn giản, ít dân cư, hướng ngắm bị vướng ít, dễ chặt phát.
– Vùng đồi dân cư thưa, độ cao từ 20 – 30m chủ yếu là đồi trọc ít cỏ cây nhưng khối lượng chặt phát ít, dân cư thưa.
Địa hình cấp 3 là gì
– Vùng đồng bằng dân cư đông, địa hình bị chia cắt nhiều bởi kênh rạch sông suối, hướng ngắm khó thông suốt, phải chặt phát. Vùng trung du đồi núi cao từ 30m-50m, trên đỉnh có bụi hoặc lùm cây, mật độ dân cư vừa phải, hướng ngắm khó thông suốt phải phát dọn.
– Vùng ruộng sình lầy hoặc bãi thuỷ triều cỏ sú vẹt mọc thấp xen lẫn có đồi núi, làng mạc, đi lại khó khăn, hướng ngắm không thông suốt.
Địa hình cấp 4 là gì
– Khu vực thị trấn, thị xã địa hình phức tạp, hướng ngắm khó thông suốt.
– Vùng bãi thuỷ triều lầy lội, thụt sâu, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm, đi lại khó khăn, phải chặt phá nhiều.
– Vùng đồi núi cao từ 50 – 100m, hướng ngắm không thông suốt, phải chặt phát địa hình bị phân cắt xen lẫn có rừng cây công nghiệp, cây đặc sản, việc chặt phát thông hướng bị hạn chế.
– Vùng Tây Nguyên nhiều cây trồng, cây công nghiệp như cà phê, cao su…Rừng cây khộp, địa hình chia cắt trung bình, mật độ sông suối trung bình.
Địa hình cấp 5 là gì
– Khu vực thành phố, thị xã, nhiều nhà cao tầng, ống khói, cột điện, cây cao ảnh hưởng đến độ thông suốt của hướng ngắm.
– Vùng rừng núi cao trên 100m địa hình phân cắt nhiều, cây cối rậm rạp, hướng ngắm không thông suốt, đi lại khó khăn.
– Vùng Tây Nguyên rừng khộp dày, chia cắt nhiều, vùng giáp biên có rừng khộp.
Địa hình cấp 6 là gì
– Vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nhiều thú dữ, muỗi, vắt, rắn độc, hướng ngắm rất khó thông suốt, khối lượng chặt phá rất lớn, đi lại rất khó khăn.
– Vùng núi cao từ 100m đến 300m, hiểm trở, vách đứng, khó leo trèo, đi lại.
– Vùng hải đảo đất liền, đồi núi cây cối rậm rạp, địa hình phức tạp.
– Vùng đặc biệt, vùng biên giới xa xôi, hẻo lánh, các hải đảo xa đất liền, cây cối rậm rạp, đi lại khó khăn, vùng có nhiều bom mìn chưa được rà phá.
Phân cấp địa hình trong đo lưới thuỷ chuẩn – khống chế độ cao
Trong đo dẫn thuỷ chuẩn có các cấp hạng lưới sau:
- Thuỷ chuẩn hạng III
- Lưới thuỷ chuẩn hạng IV
- Lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật
Các cấp khó khăn địa hình trong thuỷ chuẩn
Địa hình cấp 1 là gì
– Tuyến đo đi qua vùng địa hình đơn giản, quang đãng, khô ráo, đi lại dễ dàng.
Địa hình cấp 2 là gì
– Tuyến đo đi qua vùng địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 1%.
– Tuyến thuỷ chuẩn đo qua cánh đồng, ruộng có nước nhưng có thể đặt được máy và mia.
– Tuyến thuỷ chuẩn chạy cắt qua các trục đường giao thông quang đãng, ít bị ảnh hưởng người và xe cộ trong khi đo ngắm.
Địa hình cấp 3 là gì
– Tuyến thuỷ chuẩn đo trong khu dân cư, làng mạc, tầm nhìn bị vướng, phải chặt phát, xen lẫn có ruộng nước lầy lội, tuyến thuỷ chuẩn băng qua vùng đồi núi sườn thoải, độ dốc ≤ 5%, vùng trung du khá bằng phẳng địa hình ít lồi lõm, phân cắt ít.
Địa hình cấp 4 là gì
– Tuyến thuỷ chuẩn đo trong khu vục thị trấn, thị xã, thành phố mật độ người và xe cộ qua lại lớn ảnh hưởng đến công việc đo đạc.
– Tuyến thuỷ chuẩn qua rừng núi, địa hình khá phức tạp độ dốc ≤ 10%, nhiều cây cối, ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc đo qua vùng nhiều sông ngòi lớn, kênh rạch.
Địa hình cấp 5 là gì
– Tuyến thuỷ chuẩn đo qua vùng sình lầy, bãi lầy ven biển sú vẹt, hoặc rừng đước mọc cao hơn máy, ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn, phải chặt phát hoặc chỗ đặt máy bị lún, phải đóng cọc đệm chân máy.
– Tuyến thuỷ chuẩn đi qua rừng núi cao, núi đá, rậm rạp, địa hình rất phức tạp khó khăn, độ dốc ≤ 20% đo đạc theo các triền sông lớn vùng thượng lưu.
– Vùng Tây Nguyên rừng khộp dày, nhiều gai rậm, qua khu rừng nguyên sinh, giáp biên giới.
– Vùng núi đá vôi hiểm trở, vách đứng.
– Vùng hải đảo núi đá lởm chởm.
– Vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, hướng ngắm rất khó thông suốt, đi lại rất khó khăn, phải chặt phát nhiều.
– Vùng núi đá cao hơn 100m, vùng đá vôi hiểm trở, vách đứng, khó leo trèo, đi lại.
– Vùng hải đảo, vùng biên giới xa xôi có nhiều cây, rừng nguyên sinh hẻo lánh.
Các công tác cần làm trong dẫn thuỷ chuẩn:
- Nhận nhiệm vụ, đi thực địa, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị.
– Khảo sát chọn tuyến, xác định vị trí đặt mốc lần cuối.
– Đúc mốc bê tông.
– Vận chuyển nội bộ công trình để rải mốc đến vị trí điểm đã chọn.
– Đo thủy chuẩn.
– Bình sai tính toán lưới thủy chuẩn.
– Tu bổ, dấu mốc thủy chuẩn sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp.
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Nghiệm thu và bàn giao.
Phân cấp khó khăn của địa hình trong đo đạc địa hình trên cạn
Địa hình cấp 1
– Vùng đồng bằng chủ yếu ruộng mầu khô ráo, thưa dân cư, quang đãng, đi lại dễ dàng, địa hình đơn giản.
– Vùng bằng phẳng của thung lũng sông chảy qua vùng trung du đồi thấp dưới 20m, cây cỏ thấp dưới 0,5m đi lại dễ dàng.
Địa hình cấp 2
– Vùng đồng bằng ruộng màu xen lẫn ruộng lúa nước không lầy lội, làng mạc thưa, có đường giao thông, mương máng, cột điện chạy qua khu đo.
– Vùng bằng phẳng chân đồi, vùng đồi thoải dưới 20m, cỏ cây mọc thấp, không vướng tầm ngắm, chân núi có ruộng cấy lúa, trồng màu, không lầy lội, đi lại thuận tiện.
Địa hình cấp 3
– Vùng đồng bằng dân cư thưa, ít nhà cửa, vườn cây ăn quả, ao hồ, mương máng, cột điện.
– Vùng thị trấn nhỏ, nhà cửa thưa, độc lập.
– Vùng đồi sườn thoải, đồi cao dưới 30m, lác đác có bụi cây, lùm cây cao bằng máy, phải chặt phát, sườn đồi có ruộng trồng khoai, sắn, có bậc thang, địa hình ít phức tạp.
– Vùng bằng phẳng Tây Nguyên, vùng có lau sậy, có vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, độ chia cắt trung bình.
Địa hình cấp 4
– Vùng thị trấn, vùng ngoại vi thành phố lớn, thủ đô nhiều nhà cửa, vườn cây rậm rạp, có công trình nổi và ngầm, hệ thống giao thông thuỷ bộ, lưới điện cao, hạ thế, điện thoại phức tạp.
– Vùng đồi núi cao dưới 50m xen lẫn có rừng thưa hoặc rừng cây công nghiệp cao su, cà phê, sơn, bạch đàn … khi đo không được chặt phát hoặc hạn chế việc phát, địa hình tương đối phức tạp.
– Vùng bằng phẳng Tây Nguyên có nhiều vườn cây ăn quả không chặt phá được, nhiều bản làng, có rừng khộp bao phủ không quá 50%.
– Vùng bãi thuỷ triều lầy lội, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm phải chặt phát.
Địa hình cấp 5
– Vùng thị xã, thành phố, thủ đô, mật độ người và xe qua lại đông đúc, tấp nập, ảnh hưởng đến việc đo đạc, có công trình kiến trúc nổi và ngầm, hệ thống đường công rãnh phức tạp.
– Vùng đồi núi cao dưới 100m, cây cối rậm rạp núi đá vôi tai mèo lởm chởm, nhiều vách đứng hay hang động phức tạp.
Địa hình cấp 6
– Vùng rừng núi cao trên 100m cây cối rậm rạp hoang vu, hẻo lánh.
– Vùng bằng phẳng cao nguyên nơi biên giới vùng khộp dày.
– Vùng biên giới hải đảo xa xôi, đi lại khó khăn, địa hình hết sức phức tạp.
– Vùng núi đá vôi tai mèo lởm chởm, cheo leo nhiều thung lũng vực sâu, hang động, cây cối rậm rạp.
Phân cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước
Bài viết này xem ở phần sau.
Như vậy, 3dflycam.com đã giới thiệu chi tiết các cấp địa hình trong khảo sát xây dựng và cách xác định cấp địa hình trong khảo sát. Hy vọng bài viết này hữu ích.
Cấp địa hình trong khảo sát xây dựng được phân chia theo từng khu vực, địa hình cụ thể. Tuy nhiên khi có nhu cầu bạn muốn tìm hiểu thông tin về việc phân chia cấp địa hình nhưng lại không biết tìm kiếm ở đâu. Để giúp bạn đọc có được thông tin cụ thể chính xác về vấn đề này thì bài viết dưới đây của 3dflycam.com sẽ giúp bạn điều này.
Mục đích của việc cấp địa hình trong khảo sát xây dựng
Việc cấp địa hình trong khảo sát xây dựng hiện nay rất là quan trọng vào cần thiết. Qua việc này sẽ giúp người dùng xác định được tọa độ, cao độ, địa vật mới tại khu vực cần khảo sát và một số mục đích khác như:
-
- Giúp cho việc lập dự án thiết kế, dự án đầu tư xây dựng của các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi và giao thông được đơn giản hóa dễ dàng hơn rất nhiều.
- Giúp xác định đúng vị trí từng hạng mục mà công trình dự kiến xây dựng hoặc công trình đã và đang tiến hành xây dựng mà chủ thầu quan tâm thiết kế dự án.
- Có thể đánh giá chính xác các điều kiện cụ thể của từng địa hình khu vực và lấy đó làm cơ sở quy hoạch cho các dự án đấu thầu nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao.
- Có thể giúp xác định đúng khối lượng cần đào đắp công trình để đưa ra phương án thiết kế, thi công phù hợp tối ưu tiện ích nhất.
- Bên cạnh đó với những công trình có tầm quan trọng quy mô lớn thì quy trình cấp địa hình trong khảo sát xây dựng sẽ cho bạn biết được tình trạng sụt, lún địa hình hiện tại và có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý.
Bạn có thể tham khảo về khảo sát xây dựng bằng flycam ở các cấp địa hình của chúng tôi
Quy định về việc cấp địa hình trong khảo sát xây dựng mà bạn nên biết
Cấp địa hình trong khảo sát xây dựng địa hình đo đạc khống chế mốc tọa độ được quy định như sau:
Về địa hình cấp I
Địa hình cấp I được quy định phân chia khảo sát địa hình thành các khu vực bao gồm:
- Vùng đồng bằng có địa hình đơn giản, khu vực dân cư thưa thớt và có hướng ngắm không bị vướng, cản trở..
- Vùng trung du, đồi thấp sườn rất thoải và có độ cao thấp dưới 20 mét. Vùng phân chia này chủ yếu là đồi trọc nên sẽ không ảnh hưởng đến hướng ngắm đo đạc.
Về địa hình cấp II
Địa hình cấp II được quy định phân chia khảo sát địa hình thành các khu vực bao gồm:
- Vùng đồng bằng có địa hình tương đối đơn giản ít bị chi phối, ít dân cư sinh sống và có hướng ngắm bị vướng ít, dễ dàng bị chặt phát.
- Vùng đồi có khu vực dân cư thưa và sở hữu độ cao từ 20m đến 30m. Khu vực này chủ yếu là đồi trọc ít cây cỏ có khối lượng chặt phát ít và dân cư thưa thớt.
Về địa hình cấp III
Địa hình cấp III được quy định phân chia khảo sát địa hình thành các khu vực bao gồm:
- Các khu vực vùng đồng bằng dân cư đông, địa hình bị chia cắt nhiều bởi kênh rạch sông suối và có hướng ngắm khó thông suốt phải chặt phát. Các khu vực vùng trung du đồi núi cao từ 30m – 50m, trên đỉnh có bụi hoặc lùm cây, có mật độ dân cư vừa phải và hướng ngắm khó thông suốt phải phát quang dọn sạch.
- Khu vực vùng ruộng sình lầy hoặc bãi thuỷ triều cỏ sú vẹt mọc thấp đan xen lẫn có đồi núi, làng mạc. Vùng này việc đi lại khó khăn và có hướng ngắm không thông suốt.
Về địa hình cấp IV
Địa hình cấp IV được quy định phân chia khảo sát địa hình thành các khu vực bao gồm:
- Khu vực thị trấn, thị xã có địa hình phức tạp, khó khăn và có hướng ngắm khó thông suốt.
- Vùng bãi thuỷ triều khu vực lầy lội, thụt sâu, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm, đi lại khá khó khăn và phải chặt phá nhiều để phát quang thông hướng.
- Vùng đồi núi cao từ 50m – 100m có hướng ngắm không thông suốt nên phải chặt phát địa hình và bị phân cắt xen lẫn có rừng cây công nghiệp, cây đặc sản nên việc chặt phát thông hướng bị hạn chế rất nhiều.
- Vùng Tây Nguyên có nhiều cây trồng, cây công nghiệp như: cây cà phê, cao su… Các khu rừng cây khộp có địa hình chia cắt trung bình và có mật độ sông suối trung bình.
Về địa hình cấp V
Địa hình cấp V được quy định phân chia cấp địa hình trong khảo sát xây dựng mà bạn nên biết bao gồm:
- Khu vực thành phố, thị xã có nhiều nhà cao tầng, ống khói, cột điện, cây cao làm ảnh hưởng đến độ thông suốt của hướng ngắm khảo sát.
- Khu vực vùng rừng núi có địa hình cao trên 100m bị phân cắt nhiều và có nhiều cây cối rậm rạp khiến hướng ngắm không thông suốt, đi lại khó khăn.
- Vùng Tây Nguyên rừng khộp dày bị chia cắt nhiều và những vùng giáp biên có rừng khộp.
Về địa hình cấp VI
Địa hình cấp VI được quy định phân chia khảo sát địa hình thành các khu vực bao gồm:
- Khu vực vùng rừng núi rậm rạp hoang vu, nơi có nhiều thú dữ, muỗi, vắt, rắn độc,… Điều này sẽ gây cản trở cho hướng ngắm rất khó thông suốt, đi lại rất khó khăn và có khối lượng chặt phá rất lớn để phát quang.
- Vùng núi cao từ 100m – 300m khá là hiểm trở, vách đứng, khó leo trèo và khó đi lại.
- Vùng hải đảo đất liền, vùng đồi núi cây cối rậm rạp và có địa hình phức tạp.
- Khu vực vùng đặc biệt, vùng biên giới xa xôi, hẻo lánh, các hải đảo xa đất liền, khu vực có cây cối rậm rạp, đi lại khó khăn và vùng có nhiều bom mìn chưa được rà phá.
Lời kết
Qua những phần thông tin tổng quan về cấp địa hình trong khảo sát xây dựng nên biết đã giúp bạn biết được nhiều điều hữu ích và đồng thời là tư liệu cần thiết để bạn có thể tra cứu thông tin khi cần đến. Nếu có điều gì thắc mắc cần được giải đáp kỹ hơn bạn hãy liên hệ truy cập ngay vào website 3dflycam.com ngay nhé.
Đồng thời chúng tôi cũng xin giới thiệu công ti đối tác chuyên về địa chính nếu bạn có nhu cầ