Giải đáp góc tư vấn: Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết

Khi chế tạo bất cứ một sản phẩm gì hoặc khảo sát một địa hình nào đó người ta sẽ dùng đến bản vẽ kỹ thuật. Với bản vẽ này sẽ giúp tối ưu hóa công việc của mọi người trở lên đơn giản và nhanh chóng thuận tiện hơn rất nhiều. Vậy bản vẽ kỹ thuật là gì? Thắc mắc này khiến nhiều người rất quan tâm tìm hiểu. Để có được câu trả lời chi tiết cụ thể rõ ràng nhất bạn đọc hãy cùng 3dflycam.com khám phá tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé.

Trả lời giải đáp “Bản vẽ kỹ thuật là gì?”

Với thắc mắc “Bản vẽ kỹ thuật là gì?” sẽ được giải đáp cụ thể ở phần này. Hiểu một cách đơn giản chung chung bản vẽ kỹ thuật là một ngôn ngữ của các nhà thiết kế, các kiến trúc sư mô tả kích thước, hình dáng, đặc tính, vật liệu kỹ thuật của một chi tiết kết cấu vật thể nào đó. Trong bản vẽ kỹ thuật sẽ bao gồm các hình biểu diễn như hình chiếu, hình cắt, thông số kỹ thuật, kích thước,… Thông qua bản vẽ người thi công sẽ biết chính xác được thông số cũng như việc mình cần phải làm là gì.

Phân loại cơ bản của bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết
Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết

Với phần bên trên thì bạn đã có câu trả lời về “Bản vẽ kỹ thuật là gì?” rồi. Ở phần tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu các dạng bản vẽ kỹ thuật cơ bản phổ biến hiện nay. Chúng được phân chia ra làm những loại cơ bản như sau:

Part drawing – Bản vẽ chi tiết

Qua bản vẽ này các chi tiết sẽ được thể hiện rõ và kèm theo đó là một bản tổng hợp giúp người xem nhìn vào có thể dễ dàng thực hiện công việc lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa.

Explosive drawing – Bản vẽ tháo rời

Bản vẽ này thường dùng trong những trường hợp cần giải thích trình bày, quảng cáo cho những đối tượng không chuyên ảm hiểu về lĩnh vực kỹ thuật. Với hình ảnh không gian ba chiều có các chi tiết tháo rời được thể hiện rõ nét và có thể lắp ráp bất cứ lúc nào.

Assembly drawing – Bản vẽ dạng lắp ráp

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết
Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết

Bản vẽ lắp ráp này bao gồm một số hình biểu diễn thể hiện dạng kết cấu và hình dáng của sản phẩm, bộ phận đang hướng tới và có những số liệu quan trọng để kiểm tra, lắp ráp.

Schema – Bản vẽ sơ đồ

Bản vẽ sơ đồ là một bản vẽ phẳng gồm một số ký hiệu đơn giản được quy ước giúp thể hiện các nguyên lý hoạt động của sản phẩm như: cơ cấu nguyên lý máy, điều khiển PLC, sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ giải thuật của tin học, điều khiển động cơ,…

Tiêu chuẩn đánh giá được quy định ở bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật được đánh giá và chú trọng rất nhiều nên tiêu chuẩn đánh giá được đặt ra sẽ giúp cho công việc luôn được đi đúng hướng. Cụ thể:

Tiêu chuẩn về phép chiếu

Với tiêu chuẩn về phép chiếu thì các loại hình như mặt cắt, hình cắt, hình chiếu  sẽ xây dựng bởi các yếu tố như sau:

  • Mặt phẳng hình chiếu là mặt phẳng thực hiện được phép chiếu cho phép.
  • Tâm chiếu là điểm thực hiện phép chiếu.
  • Tia chiếu là đường thẳng tưởng tượng ra để thực hiện phép chiếu.

Tiêu chuẩn về đường nét

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết
Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các vấn đề liên quan đến bản vẽ kỹ thuật cần biết

Tiêu chuẩn ở đường nét trong bản vẽ kỹ thuật là gì thì chúng sẽ thể hiện không giống nhau. Cụ thể:

  • Nét cơ bản: Nét này dùng để biểu diễn đường bao lấy của vật thể và có kích thước từ 0.5 – 1.4mm.
  • Nét đứt: Là nét thể hiện đường bao khuất của vật thể với những gạch ngắn có độ dài từ 2 – 8mm.
  • Nét chấm gạch mảnh: Là nét xác định tâm của cung tròn hay đường tròn hoặc vẽ các đường trục, đường tâm.
  • Đường tâm, đường trục: Là các đường vẽ qua đường bao của hình biểu diễn khoảng 2 – 5mm và kết thúc bằng nét gạch.
  • Nét liền mảnh: Nét này dùng để ghi đường gióng và kích thước hình biểu diễn. Bề rộng của chúng bằng 1/2 – 1/3 nét cơ bản.
  • Nét cắt: Nét này dùng để vẽ các vết của mặt phẳng cát và có bề rộng từ 1 – 1.5 của nét cơ bản, độ dài từ 8 – 20mm.

Tiêu chuẩn về khung bản vẽ và khung tên

Đối với khung bản vẽ thì nó được thể hiện bằng nét liền đậm và kẻ cách mép giấy khoảng 5mm. Khi thực hiện nếu bạn muốn đóng thành lập thì giữ nguyên các cạnh trừ cạnh khung bên trái phải kẻ cách mép một đoạn 25mm.

Đối với phần khung tên thì có thể đặt theo cạnh ngắn hoặc cạnh dài của bản vẽ. Nhiều bản vẽ kỹ thuật có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng điều kiện phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Chữ viết yêu cầu ghi trong khung tên phải hướng lên trên hoặc hướng sang trái bản vẽ.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bản vẽ kỹ thuật mà bạn nên biết có thể tìm hiểu. Với những thông tin hữu ích này đã giúp bạn có thể giải đáp được bản vẽ kỹ thuật là gì rồi phải không. Nếu bạn có gì chưa hiểu hoặc cần tư vấn kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến loại hình này thì hãy liên hệ truy cập vào website 3dflycam.com ngay nhé. Tại đây các đội ngũ nhân viên tư vấn có trình độ chuyên môn sẽ giải đáp mọi thắc mắc theo yêu cầu một cách chi tiết và dễ hiểu.

Xem thêm: Giải đáp: Đất rừng phòng hộ là gì? Những điều cần nên biết về đất rừng phòng hộ

0907621115