Quan trắc lún công trình, quan trắc nghiêng công trình xây dựng là vô cùng cần thiết. Đối với các công trình quan trọng như nhà xưởng sản xuất nặng, nhà cao tầng, cầu, các công trình nhà ở từ 5 tầng hoặc có đào hầm thì cần phải quan trắc lún. Quan trắc lún, nghiêng cả công trình chính và công trình lân cận.
Bài viết Quan trắc lún công trình xây dựng TPHCM, 3dflycam sẽ giới thiệu dịch vụ quan trắc lún công trình, quan trắc nghiêng công trình, quan trắc lún nền đất… Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé
LIÊN HỆ BÁO GIÁ QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG 0903353137
Mục lục
Quan trắc lún công trình xây dựng là gì
Trong quá trình xây dựng và đo đạc việc quan trắc lún là công tác rất quan trọng ở mỗi công trình nó là:
- Hoạt động đo đạc
- Tính toán thông số
- Kiểm chứng những kết quả tính toán đã có ở bản vẽ thiết kế
Từ đó kiểm soát và theo dõi được quá trình thi công trong những trường hợp công trình xây dựng gặp sự cố nền lún, chuyển dịch quá giới hạn cho phép để ta kịp thời đưa ra hướng giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, còn đánh giá để không gây ra ảnh hưởng chất lượng công trình và người lao động và đặc biệt phải tuân thủ theo nghị 06/2020/NĐ-CP ở khoản 6 có quy định rõ.
- Quy trình quan trắc lún cần 6 bước:
- Bước 1: Lập đề cương và đề xuất phương án kỹ thuật
- Bước 2: Thiết kế mốc chuẩn và mốc quan trắc lún
- Bước 3: Phân bố vị trí đặt mốc
- Bước 4: Gắn các mốc đo rồi chuyển dịch
- Bước 5: Đo các giá trị bằng máy đo chuyên dụng
- Bước 6: Xử lý tính toán số liệu
Quan trắc lún công trình chính
Việc quan trắc lún công trình chính rất quan trọng vì nhằm kiểm soát và theo dõi công trình trong quá trình từ khi xây dựng cho đến khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng
Trong khi đo thì việc hệ thống phát triển của những vết nứt ngay từ khi chúng xuất hiện trên kết cấu nhà và công trình để từ đó ta đánh giá các đặc điểm về biến dạng công trình và mức độ nguy hiểm đối với quá trình sử dụng.
Khi vết đo nứt theo chiều dài ta cần tiến hành quan trắc theo các chu kỳ cố định và đánh dấu lại các vết nứt.
Khi đo vết nứt theo chiều rộng cần phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hoặc thiết bị chuyên dụng, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc lún công trình của các chu kỳ.
Chú ý nếu vết nứt lớn hơn 1mm cần phải đo chiều sâu của nó.
Trong quá trình khai thác sử dụng
- Theo qui định các công trình có dấu hiệu lún nứt nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng sụp đổ thì bắt buộc phải được quan trắc.
- Những bộ phận công trình cần được quan trắc là 1 hệ chịu lực chính của công trình mà nếu bị hư hỏng sẽ dẫn đến sụp đổ công trình (ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính công trình, khan đài sân vận động, ống khói…)
Nội dung quan trắc lún công trình chính
- Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và các giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng…) thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và những nội dung cần thiết khác.
Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
- Nhà thầu cần lập phương án thi công phù hợp với các nội dung theo quy định; quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu và những nội dung khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt
Các phương pháp quan trắc lún chuyển dịch ngang của công trình
- Để đo chuyển dịch ngang nhà và công trình có thể sử dụng riêng biệt một trong các phương pháp quan trắc lún công trình sau hoặc kết hợp một số phương pháp sau
- Phương pháp hướng chuẩn
- Phương pháp đo góc – cạnh
- Trong trường hợp không thể thành lập được hướng chuẩn để quan trắc chuyển dịch ngang cần sử dụng một số phương pháp sau:
- Phường pháp giao hội góc, giao hội cạnh hoặc giao hội góc – cạnh
- Phương pháp tam giác
- Phương pháp đa giác
Sai số giới hạn cho phép khi đo chuyển dịch ngang được quy định như sau:
- ± 1 mm đối với công trình xây dựng trên nền đá gốc;
- ± 3 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất cát, đất sét và các loại đất đá chịu nén khác;
- ± 5 mm đối với các loại đập đất đá chịu áp lực cao;
- ± 10 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất đắp, đất bùn chịu nén kém
- ± 15 mm đối với công trình bằng đất đắp.
Yêu cầu độ chính xác khi đo chuyển dịch ngang đối với các công trình đặc biệt được tính toán riêng trên cơ sơ thiết kế kỹ thuật và công nghệ của từng công trình;
Trong trường hợp chưa xác định trước được hướng chuyển dịch của công trình thì phải quan trắc theo hai hướng vuông góc với nhau.
Quan trắc lún công trình lân cận
Quan trắc công trình lân cận cần thực hiện những bước sau: gồm 2 bước
- Bước 1: ta thực hiện đo lưới chuẩn, lưới này sẽ được nối lại với nhau và được dẫn từ cao độ từ độ cao quốc gia hoặc là cao độ giả định. Lưới chuẩn phải được đo bằng phương pháp đo cao hình học hạng I theo chiều đo đi đo về.
- Bước 2: Từ mốc chuẩn đã xác định được cao độ ta dẫn cao độ đó vào tất cả các mốc đo lún, với mục đích để xác định được cao độ thực tế của các mốc trong chu kỳ hiện tại. Việc dẫn cao độ vào các mốc đo lún phải được thực hiện bằng phương pháp đo cao hình học cấp II và trong quá trình đo phải tạo ra vòng khép và tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành .
Quan trắc công trình chính cần thực hiện và tuân thủ theo những tiêu chuẩn quy định của nhà nước như:
- TCVN 9360:2012” Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.
- TCXD 9364:2012” Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công”
- Tcvn 9362: 2012” Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình”
Quan trắc lún nền đường nền đất
Đối với công tác xây dựng việc quan trắc nền đất là công việc đầu tiên và tối quan trọng trong quá trình xây dựng, thi công và sử dụng. Đối với công tác quan trắc lún nền đất thì việc sử dụng bàn quan trắc lún nó giúp thực hiện quá trình này.
Việc sử dụng bàn quan trắc lún sẽ giúp ta tìm ra được lý do sụp lún, từ đó đánh giúa mức độ nguy hiểm và kịp thời đưa ra giải pháp hiệu quả để khác phục. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng yêu cầu theo dõi độ lún và sử dụng bàn quan trắc lún.
Bàn quan trắc lún gồm:
Bàn đo lún là bộ phận chính thường có kích thước tối thiểu 50×50 và dày từ 3cm đổ lên. Phải gắn với cần đo thật chắc chắn và khít, không tạo lỗ hổng để khí thông vào. Cần đo này thường có đường kính từ 4cm trở lên.
Cọc đo chuyển vị ngang: đối với cọc đo này thường được làm bằng gỗ hoặc cọc bê tông, công dụng giúp quan trắc độ chuyển dịch so với mức độ cho phép của nền được đắp trong thi công. Chúng thường đóng ngập với đất có tiết diện 10x10cm, độ cao ít nhất trên mặt đất là 0.5m và sâu nhất là 1.2m và cần đánh dấu trên mốc để tránh nhầm lẫn.
Thiết bị đo độ dịch chuyển của nền đất inclinometer: đây là thiết dùng để đo mức dịch chuyển ngang theo độ sâu để đo đạc sự biến dạng ngang của nền đất thi công. Tùy vào loại máy sẽ đưa ra quy định về kích thước và mức độ xâm lấn đất khác nhau.
Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer điện: dùng để theo dõi áp lực quan trắc theo chiều sâu của đất đánh giá kết cấu nền hiệu quả, căn cứ vào từng loại máy sẽ cho ra từng dạng và chiều sâu và cách thức đo sẽ thay đổi.
Việc thực hiện đưa đưa bàn quan trắc lún vào thi công: công tác lắp đặt thiết bị phải có bản vẽ thi công chi tiết có đầy đủ thông số cấu tạo, cách lắp ráp, cách đặt mốc hoặc cách đóng cọc của bàn quan trắc lún từ đó có thể đo chuyển vị ngang để kỹ sư tuân theo
Với việc trên mỗi nền khác nhau, ta sẽ bố trí hệ thống quan trắc khắc nhau sao cho phù hợp với tính chất của vị trí đó, hệ thống quan trắc lún sẽ đi theo nó là 3 bàn đo lún và 1 mặt cắt hoàn chỉnh đặt ở vị trí ngang chính giữa ở vị trí phù hợp bảng vẽ.
Việc lắp bàn quan trắc lún cần tuân thủ theo quy định 22 TCN 252-2000
Thực hiện quan trắc cần tuân thủ theo quy trình 22 TCN 262-2000.
Sau khi công tác lắp đặt bàn quan trắc lún thì ta tiến hành đo đạc và xử lý số liệu
Tiếp đó công tác kiểm tra và nghiệm thu
Kết luận cuối đưa ra, việc sử dụng bàn quan trắc lún đóng vai trò rất quan trọng khi ta tiến hành xây dựng bất cứ công trình nào vì tính đa dụng và tiện dụng của nó, và nó rất quan trọng cũng như là thuộc vào những công tác đầu tiên cần được triển khai.
Đơn giá quan trắc lún là bao nhiêu
Đơn giá quan trắc lún tùy thuộc số mốc cần quan trắc.
Thông thường 1 chu kỳ quan trắc lún tại TPHCM có đơn giá giao động từ 3 triệu đến 15 triệu.
Tùy quy mô công trình. Các công trình cấp 3 thì trung bình 5 triệu/ chu kỳ quan trắc lún.
Quan trắc nghiêng công trình xây dựng là gì
Quan trắc nghiêng là gì
Là công tác rất quan trọng trong đưa ra những giải pháp kịp thời để đánh giá độ nghiêng của công trình so với thiết kế, nhờ đó ta đánh giá khá năng làm việc ổn định và đưa ra cảnh báo kịp thời qua đó tránh những rủi ro xảy đến trong quá trình xây dựng và sử dụng sau này
Quy trình đo quan trắc nghiêng tiến hành như sau:
Mỗi chu kỳ phải đo kiểm tra độ chính xác của mốc chuẩn sử dụng đặt trạm máy với điểm định hướng và thể hiện trong báo cáo kết quả quan trắc.
Đặt máy tịa điểm mốc chuẩn lần lượt ngắm tới các điểm quan trắc được đánh dấu trên thân công trình chính hoặc công trình lân cận và tiến hành đo các tọa độ tương ứng. Trường hợp đứng máy tại các mốc chuẩn mà không thấy hết các điểm quan trắc nghiêng thì bố trí các cọc phụ. Đối với số liệu đo được là tọa độ phẳng (x,y) và cao độ (h) lưu bằng bộ nhớ máy toàn đạc.
Việc quan trắc nghiêng cần áp dụng các tiêu chuẩn
TCVN 9398-2012: Công tác trắc địa trong công trình – Yêu cầu chung
TCVN 9400:2012 “Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”
TCVN 9381:2012 “Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.
TCVN 9364:2012:Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
Quan trắc nghiêng công trình chính
Độ nghiêng của công trình trong giai đoạn khai thác sử dụng xuất hiện nhiều nguyên nhân: đo tác động của tải trọng, tác động của gió, do ảnh hưởng của độ lún không đều.
Vì vậy độ nghiêng của công trình trong giai đoạn này cần phải được thực hiện lặp đi lặp lại theo nhiều chu kỳ để từ đó đánh giá được sự phát triển theo thời gian. Chu kỳ đo được chọn dài hay ngắn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của độ nghiêng và do cơ quan thiết kế hoặc ban quản lý quyết định
Trước khi đo chuyển dịch ngang và đo nghiêng nhà hoặc công trình cần xây dựng lưới mốc chuẩn.
Các mốc chuẩn này được koi là ổn định so với mặt phẳng nằm ngang của các chân cột và có thể sử dụng các điểm này để đặt chân máy chiếu ngược theo từng độ cao của các điểm cần đo. Để từ đó so sánh những khoảng lệch giữa các khoảng ngang của các điểm đo sẽ xác định được giá trị chuyển dịch ngang hoặc độ nghiêng theo từng hướng ở các độ cao khác nhau.
Công việc đo độ lún và đo chuyển dịch nền móng của nhà và công trình được tiến hành trong thời gian xây dựng và sử dụng cho đến khi đạt được độ ổn định về độ lún và chuyển dịch.
Với việc đo chuyển dịch trong thời gian sử dụng công trình còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt lớn hoặc có sự thay đổi rõ rệt về điều kiện làm việc của nhà và công trình.
Sử dụng máy toàn đạc điện tử tiến hành đo các điểm quan trắc nghiêng bằng phương pháp tọa độ phẳng (x,y) và cao độ (h).
Để xác định độ nghiêng của công trình là việc so sánh giá trị đo của chu kỳ đầu tiên so với chu kỳ hiện hành, từ đó ta sẽ có giá trị chênh lệch về số gia tọa độ chính là độ nghiêng công trình.
Độ chính xác trong quan trắc nghiêng
Độ chính xác cần thiết khi đo độ nghiêng công trình phụ thuộc vào loại công trình, chiều cao, chiều dài của công trình sai số cho phép không được vượt quá độ nghiêng của các công trình không được vượt quá quy định sau.
Đối với nền bệ móng lớn, máy liên hợp: 0,00001 x L
Đối với tường của các công trình công nghiệp và dân dụng: 0,0001 x H
Đối với ống khói, tháp, cột cao: 0,0005 x H
Trong đó: L là chiều dài của nền bệ
H là chiều cao của công trình
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng khu vực, chiều cao của công trình và độ chính xác cần thiết để lựa chọn pp nghiêng:
- Phương pháp tọa độ cực
- Phương pháp đo góc ngang
- Phương pháp đo góc nhỏ
- Phương pháp chiếu đứng
Quan trắc nghiêng công trình lân cận
Ta tiến hành đặt dán gương tại những vị trí có độ cao phù hợp và kết cấu công trình nhằm đánh giá được độ nghiêng ổn định nhất và vị trí ổn định nhất.
Giá trị nghiêng từng mốc của mỗi chu kỳ được xác định dựa trên sự chênh lệch số gia tọa độ giữa các lần đo và chu kỳ tiếp theo.
Phương pháp quan trắc nghiêng được dựa theo nguyên lý chênh lệch tọa độ phương trục x, trục y.
Phương pháp và độ chính xác đo lưới cơ sở theo TCVN 9398:2012 bảng 3 trang 16.
Lưới cơ sở sẽ được đo theo lưới đường chuyền cấp 1. Cụ thể sai số trung phương đo góc được quy định M=5”, sai số khép giới hạn đo cạnh sẽ là fs/[S] ≤ 1/15000, sai số khép giới hạn đo góc sẽ là 10” x n (trong đó n: số góc trong đường chuyền).
Lưới quan trắc nghiêng (lưới đường chuyển cấp 2) này được đo phát triển từ lưới cơ sở cấp 1 đã được xây dựng trc đó (còn gọi là lưới mốc chuẩn) ở lưới này sai số trung phương đo góc M= 10”, sai số khép giới hạn đo cạnh sẽ là fs/[S] ≤ 1/10000.
Đơn giá quan trắc nghiêng là bao nhiêu
Đơn giá quan trắc nghiêng từ 3 triệu đến 10 triệu cho mỗi chu kỳ đo đạc. Tùy quy mô số mốc cần quan trắc mà đơn giá này sẽ thay đổi. Liên hệ báo giá 0903692185
Các quy định quan trắc lún, quan trắc nghiêng
- TCVN 9398-2012: Công tác trắc địa trong công trình – Yêu cầu chung
- TCVN 9400:2012 “Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”
- TCVN 9381:2012 “Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.
- TCVN 9364:2012:Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công
Công ty quan trắc lún nghiêng công trình xây dựng
Tại khu vực TPHCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương có thể liên hệ Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt để quan trắc lún, nghiêng công trình.
Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt chuyên cung cấp dịch vụ đo đạc, khảo sát địa hình, scan 3D laser, khảo sát địa hình 3D và quan trắc công trình.
Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp đúng chuyên ngành đo đạc sẽ đảm bảo độ tin cậy trong quá trình quan trắc. Cung cấp số liệu khách quan, chính xác, đúng thời điểm để chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát ra quyết định.
Thông tin liên hệ công ty quan trắc lún tại TPHCM.
Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt